Hoa Tường Vi là loài cây cảnh khá được ưa chuộng và trồng nhiều ở Việt Nam hiện nay. Cây cho những sắc hoa rực rỡ và bắt mắt. Tường Vi thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà hoặc trồng làm cảnh trong khuôn viên đô thị, công viên, xí nghiệp, trường hoc hay bệnh viện.
Đặc điểm của hoa tường vy:
Đây là loài cây thích ánh sáng, có khả năng chịu lạnh nhất định, vào mùa đông có thể để ngoài trời, thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hòa, tương đối chịu râm mát. Cây tường vy là cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, cành non có 4 cạnh, nhẵn, màu nâu trắng. Lá mọc gần đối, hình trái xoan ngược thuôn, gần như không có cuống, màu xanh pha tím, mép nguyên, nhăn nheo.
Cụm hoa có hình chuỳ ở đầu cành, nụ hoa hình cầu. Hoa lớn trung bình thường có màu tím hay màu hồng, đôi khi gần trắng với cánh hoa có móng dài, phiến mảnh nhăn nheo, nhị nhiều. Quả nang hình cầu, ngoài có cánh đài bao bọc và hạt có cánh.
Tốc độ sinh trưởng của loài hoa này ở mức trung bình. Cây dễ nhân giống từ hạt hoặc giâm cành ưa khí hậu mát ẩm, có thể chịu được khô hạn. Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng cây hoa:
Vị trí đặt chậu: Người chơi hoa nên đặt cây ở ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, nếu che mát quá nhiều cây sẽ sinh trưởng yếu, hoa ít hoặc không nở hoa. Vào mùa đông, người trồng nên chôn chậu trong đất để ngoài trời.
Phân cần được bón cho gốc sau mùa thu, khoảng tháng 5-6 bón thúc 2 lần. Người chăm sóc cây cầnkiểm soát lượng phân đạm để ngăn không cho cây bị lốp. Sau khi hoa nở và tàn cần được cắt bỏ cành hoa, cắt bỏ cành không phù hợp.
Sâu bệnh: với bệnh ô nhiễm than, người trồng cần phun dung dịch bột đá vôi và lưu huỳnh 0.3-0.5 độ để dự phòng. Đối với những loài sâu bệnh như sâu bông, ve lá, người chăm sóc cây có thể dùng dung dịch 80% DDVP 1000 lần dạng sữa để phun diệt.
Cây cần phải được đáp ứng đầy đủ nước, thời kỳ ra hoa càng phải tưới nhiều hơn nhưng cũng phải ngăn không cho tích nước, thời kỳ ngủ đông nên hạn chế tưới cây. 2 năm cây nên được thay chậu 1 lần, tốt nhất là vào khoảng tháng 3-4.
Người chơi hoa nên thường xuyên loại bỏ những chồi phát xuất từ gốc, đặc biệt đối với cây trồng trong chậu. Hàng năm, sau thời kỳ hết hoa, người trồng có thể dùng mũi kéo tách hết phần chồi đến sát thân mẹ. Nếu không thường xuyên bỏ chồi gốc, qua thời gian từ 1-2 năm, cây mẹ sẽ yếu và chết từng phần.
Giữ cây luôn cho hoa bền, đẹp:
Khi xuân về, cây bắt đầu phát chồi, cây chỉ cần chăm sóc bình thường, không bón quá nhiều để các chồi ra ngắn đốt. Khi chồi ra dài khoảng 5cm, người trồng nên ngắt búp chỉ để từ 2-4 nách lá và cứ làm như vậy cho đến khi cây đâm nhiều chồi mới.
Đến khoảng 20 tháng 3 âm lịch, người chăm cây có thể ngừng không ngắt chồi nữa. Trong thời gian này, cây cần được cung cấp đủ nước và tăng cường lượng lân (hoặc pha tro bếp vào nước tưới 2 lần / tháng). Khi tăng lân, cây sẽ cho đốt cây ngắn, cành cứng đủ sức mang những chùm hoa to. Khoảng trung tuần tháng 4 âm lịch, cây sẽ có hoa với những cành hoa rực rỡ.
Khi các cành đã nở hết hoa, người chơi hoa nên cắt cành đó đi, chỉ để lại 2-4 nách lá, bón thêm lân và chăm sóc bình thường. Sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá sẽ cho ra chồi mới và từ những chồi ấy lại cho những chùm hoa. Nếu chăm sóc tốt, làm đúng những bước như đã nêu trên, người trồng sẽ có cây tường vi ra hoa liên tục đến tháng 10.
Những điều lưu ý khi phun thuốc trừ sâu:
Thuốc trừ sâu được phân thành 2 loại là thuốc diệt sâu và thuốc diệt khuẩn. Một số thuốc trừ sâu có độc tính mạnh nên cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Thông thường, người phun thuốc nên sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dùng cho thực vật bán trên thị trường là tốt nhất.
Khi phun thuốc, người chăm sóc cây cần chú ý những điểm sau: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, lúc pha loãng phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng pha chế, khi trực tiếp phun phải mang găng tay, khẩu trang, mắt kính, khi phun đứng cách xa cây ít nhất 30cm, phun đều, phun mặt sau lá, nên tiến hành phun vào lúc trời râm mát hoặc gần tối, không có gió.