ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Cây Vạn Tuế hay còn gọi là cây Thiên Tuế là loài cây sống lâu năm với hình dáng đẹp, xanh lá quanh năm. Vạn Tuế được sử dụng nhiều để tạo cảnh quan cho các công trình công cộng như công viên, khu tưởng niệm, quảng trường, các khu dân cư,… hay sử dụng làm cây cảnh trong sân vườn, tạo tiểu cảnh nội – ngoại thất, sử dụng làm cây cảnh trang trí nội thất…
Cây Vạn Tuế với vóc dáng uy nghi, trang trọng, cùng vẻ đẹp cổ kính thường được sử dụng để tạo cảnh quan cho những nơi cần sự trang nghiêm như lăng Bác, các sở ban thành phố, những công trình tưởng niệm, khu di tích, quảng trường… Với ý nghĩa mang lại sự bền vững và hưng thịnh lâu dài cho sự nghiệp, cây còn được sử dụng làm cây cảnh chậu trang trí tiền sản, khu mặt tiền của các công ty, nhà hàng, khách sạn lớn,…
Cây trồng làm cảnh tạo nét thanh bình, yên ả cho cảnh quan sân vườn, các tiểu cảnh nhỏ thu hút người thưởng thức. Ngoài ra, Vạn Tuế còn được sử dụng rất nhiều trong trang trí nội thất văn phòng.
THÔNG TIN CHI TIẾT :
Cây Vạn tuế tên khoa học : Cycas revoluta .
Vạn Tuế là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản.
Thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae, bộ Cycadales, lớp Cycadopsida, ngành Cycadophyta.
Cây Vạn Tuế mang ý nghĩa cầu mong bền vững và tuổi thọ cho gia chủ và người thân trong cuộc sống. Những chậu cây Vạn Tuế được xếp thẳng hàng như biểu trưng cho sức mạnh bao la, bao quát mọi sự vật của gia chủ.
Cây Vạn Tuế mang ý nghĩa cầu mong bền vững và tuổi thọ
Trồng và chăm sóc :
Cây Vạn Tuế trồng hợp với những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời . Khi trồng nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng . Cây Vạn tuế có khả năng sống trong mọi điều kiện thời tiết hay chất đất khác nhau.
Vạn tuế thường bị một loại rệp có tên là rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus, họ Diaspididae) màu trắng rất nhỏ (một, hai ly), mỏng dính bám chặt vào mặt dưới của lá, cuống lá. Chúng có thể làm cho lá vàng dần rồi khô.
Tốc độ sinh trưởng của chúng tương đối nhanh, chỉ một thời gian ngắn có thể bám trắng cả mặt dưới lá chét, xung quanh gốc cuống lá kép, bề mặt ngọn cây. Chúng chích hút nhựa cây, lá cây vàng dần. Nếu mật độ rệp sáp vẩy cao có thể làm cho lá cây vàng úa và chết. Để hạn chế tác hại của rệp, có thể kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
– Trước khi trồng cần kiểm tra kỹ cây giống. Nếu thấy có rệp thì dùng bàn chải hoặc cây cọ sơn có lông cứng cọ rửa thật kỹ chỗ có rệp bám để rửa trôi hết rệp.
– Trong quá trình tưới nước, chăm sóc cây nếu phát hiện con rệp nào thì dùng tay tuốt bỏ, rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi nảy nở.
– Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ những lá có nhiều rệp đem tiêu huỷ, số còn lại tuỳ theo mật độ nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt.
– Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Monster 40EC/75 WP, Bian 40EC, Lebaycid 50EC, Mospilan 3EC, Oneol 20EC…hoặc DC – Tron Plus 98,8 EC để phun xịt. Sau khi phụt nước nếu có thể được thì dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây một, hai ngày để thuốc có thời gian xông hơi tiếp tục diệt những con rệp đang ẩn nấp trong các khe kẽ của cây.
Sau khi xịt thuốc 2 – 3 ngày nên xịt tiếp một đợt thuốc thứ hai để tiếp tục diệt những con rệp vừa mới nở từ trứng ra. Sau khi xịt vài ngày, nên dùng máy bơm nước áp lực cao xịt rửa cho trôi hết những con rệp chưa chết hẳn vẫn còn đang bám trên cây.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Vạn Tuế”