ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Thiên môn đông là cây thân cỏ có hình dáng lạ mắt với những chiếc lá hình kim. Sẽ còn bắt mắt hơn khi loài cây này ra hoa và mọc quả.
Thiên môn đông có sức sống tốt, giữ dáng lâu và ít bị sâu bệnh. Do vậy, nó tương đối được ưa chuộng trong thiết kế tiểu cảnh.
Loài cây này có khả năng chịu hạn và chịu nóng khá tốt, dù có nắng nhiều nhưng cây cũng không bị cháy lá quá nhiều.
THÔNG TIN CHI TIẾT :Cây Thiên Môn Đông
Tên thường gọi: Thiên môn đông, Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Họ thực vật: Asparagaceae (Thiên môn đông)
Chiều cao: 20-30 cm
Nguồn gốc cây Thiên môn đông có thể ở vùng Ðông Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản. Cây mọc tự nhiên và cũng được trồng ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào… và cả ở Việt Nam. Đối với nước ta thiên môn mọc hoang nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung, ở các đảo lớn như đảo Phú Quốc, Côn Ðảo và ở các tỉnh phía Bắc.
Thiên môn đông là dạng cây bụi leo, sống lâu năm, dài từ 1-1,5m có khi hơn ở độ tuổi trưởng thành. Rễ củ mềm, hình thoi, có cuống dài và mọc thành chùm. Cây có cành nhánh rất nhiều, hình trụ, mọc xoắn suýt vào nhau thành bụi dày, nhẵn và có gai cong; những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi. Lá của cây thiên môn đông có hình lưỡi liềm với mặt cắt 3 góc, dài 2-3cm, đầu nhọn. Lá tiêu giảm thành những vảy nhỏ.
Cụm hoa mọc ở kẽ các diệp chi gồm 1 – 2 hoa màu trắng, hoa đực có bao hoa gồm 6 mảnh, 6 nhị và nhụy lép; hoa cái có bao hoa như hoa đực, nhị ngắn hơn, bao phấn tiêu giảm, bầu thuôn có vài ngăn.
Quả của cây là dạng quả mọng, hình cầu, đường kính từ 5 – 6 mm, màu lục nhạt sau chuyển vàng ngà rồi màu trắng có hạt màu đen. Mùa hoa tháng 3 – 5, mùa quả tháng 6-9.
Thiên môn được nhân giống bằng tách mầm. Khi thu hoạch, ở gốc cây có nhiều mầm. Các mầm này được tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3-4 mầm.
Thiên môn đông là loài cây có thể lọc không khí và các chất bụi bẩn trong môi trường. Ngoài ra cây còn trị được nhiều loại bệnh như ung thư, bệnh ho, táo bón, suy nhược cơ thể… Cây được trồng chậu trang trí nội thất-văn phòng, các chậu treo thiên môn đông ở ban công, cầu thang hay hiên nhà làm cho không gian nhà bạn sáng hơn, không khí trong lành hơn…
Xem thêm các loại cây cảnh trong nhà đa tác dụng khác ở đây
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIANhững điều chăm sóc cơ bản:
Bạn có thể bón phân NPK để lá giữ màu xanh, tươi tốt. Muốn cho bụi phát nhiều chồi sử dụng phân bón lá 30-10-10 để Thiên Môn ra nhiều chồi, sau vài tuần sự dụng thêm lân để cây thêm xanh tốt, tiếp theo dùng thêm phân hữu cơ, phân bò ngâm tưới hoặc khô bỏ vào chậu, hoặc dynamic cũng được.
Chú ý không nên tưới đậm đặc làm hư bộ rễ, thiên môn sẽ bị còi và rớt lá lã tả (gọi là bội thực phân bón) Chăm sóc Không để cỏ dại mọc nhiều trong chậu sẽ hút bớt phần dinh dưỡng nuôi cây.
Làm sạch cỏ chung quanh hạn chế được sâu bệnh phá hại. Phòng trừ sâu bệnh Thiên môn đông ít sâu bệnh phá hại nhưng phải xịt phòng ngừa, và bỏ ít thời gian bắt sâu vì có loại sâu kháng thuốc xịt xong nó chui trốn xuống đất, sau đó bò lên cắn phá. Thời gian sâu cắn phá vào buổi chiều, nên đi kiếm bắt bằng tay.
Trời mưa nhiều cây thường bị ủng đọt, mùa nắng cây bị bọ trĩ hút khô đọt,làm cho cành lá không thu hoạch được, sử dụng thuốc Shepa, hoặc vibamec thuốc trừ sâu sinh học ít độc hại cho người và động vật. Trồng Thiên môn khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng, đến thời kỳ thu hoạch. Những lá gốc đầu tiên bỏ, chọn những nhánh có nhiều lá xum xuê, xanh và bóng mượt thu hoạch.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Thiên Môn Đông”