Cây nắp ấm thì chăm sóc như thế nào? - Cây xanh văn phòng, thi công cây xanh

Chăm sóc cây nắp ấm

1. Đất trồng:

Cây nắp ấm nên trồng đất nghèo dinh dưỡng thiếu khoáng chất và giữ ẩm tốt và thoáng. Dựa vào đặc điểm sinh lý đó người ta trồng cây nắp ấm trên một số chất trồng thay thế đất trồng tự nhiên nghèo dưỡng chất là:

– Dớn (một loại rêu ngậm nước sống ở các vùng cao, vùng ôn đới) các tiệm cây cảnh (nhất là tiệm bán phonglan) thường bán dớn khô hoặc dớn sống Đà Lạt.

– Mụn dừa (cám dừa, bột dừa) đã qua xử lý, tốt hơn có thể sử dụng xơ dừa hay vỏ dừa xắt cục ngoài ra có thể trộn thêm trấu sống, sỏi nhỏ, cát hạt to hay đá perlite để tăng độ thoáng cho chất trồng.

 

2. Chậu

Chậu trồng cây nắp ấm không có gì đặc biệt, cũng như các loại cây cảnh thông thường, chậu cần có lỗ thoát nước. Chọn chậu trồng cây nắp ấm có đường kính chậu nhỏ hơn đường kính cây (tán lá cây) một chút sao cho khi trồng cây nắp ấm của bạn phần cuống ấm và ấm thò ra ngoài thòng xuống sẽ rất đẹp. Nếu có điều kiện thì các loại chậu treo là đẹp nhất để trồng cây nắp ấm vì nhìn những chậu, giỏ treo sẽ thấy những cái ấm thòng xuống rất đẹp.
3. Nước tưới

Một ngày nên tưới ít nhất một lần, tưới càng nhiều lần cây nắp ấm càng khỏe, ra nhiều ấm và ấm càng to, màu đẹp. Tuyệt đối không bao giờ để cho cây nắp ấm bị khô. Nên sử dụng nước mưa, nước thẩm thấu ngược RO, nước máy có nồng độ chất khoáng hòa tan thấp.

4. Ánh sáng

Cây nắp ấm là loài cây mọc dưới tán rừng thưa nên ánh sáng thích hợp nhất là ánh sáng khuyếch tán nhưng vẫn phải có ánh sáng trực tiếp của buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Để trồng cây nắp ấm tốt nhất ta nên sử dụng thêm lưới che lan để hạn chế ánh nắng và tăng độ ẩm.

5. Phân bón

Tuyệt đối không nên sử dụng phân bón cho cây nắp ấm cũng như tất cả các loại cây bắt mồi, cây ăn thịt khác. Vì nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể sẽ làm chết cây hoặc cây sẽ không thể ra ấm được nữa, mặc dù cây sẽ rất sum xuê lá và lá xanh mướt. Nếu bạn thật sự muốn bón phân cho chúng thì bạn có thể bắt côn trùng cho vào ấm của cây nắp ấm (như
ruồi, muỗi, kiến và gián… hoặc có thể là cào cào, dế, sâu,… nhưng chỉ 1-2 con), chúng sẽ từ từ hấp thu con mồi. Cách này là đơn giản nhất nhưng không phải là nhất thiết vì cây nắp ấm có khả năng tự bắt côn trùng để sinh trưởng và phát triển. Và nếu chúng ta cho chúng ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng vi sinh trong ấm sẽ làm cho ấm bị thối và héo nhanh hơn so với vòng đời bình thường của ấm.

Cây từ từ cao lên, nếu có giàn cho cây thì cây sẽ leo lên giàn bằng những tua nối giữa lá và bình, cây sẽ leo lên và phủ những cái bình lũng lẳng, trông rất hoang dã.

Nhưng nếu không có giàn cây sẽ ngã rạp không đẹp, khi này có thể dựng những cây trúc đứng và cột cho cây dựng lên, hay có thể cắt cụt xuống và chừa từ gốc lên 2 đến 3 nách lá ( chồi mới sẽ ra từ những nách lá này).

Cây đang lên khỏe mà cắt xuống sẽ nảy rất nhiều mầm mới, nếu như muốn cây ra bình lớn thì chỉ chừa lại 2-3 nhánh khỏe nhất còn lại là lặt bỏ,nếu như muốn cây ra xum xuê có nhiều bình nhỏ nhỏ đẹp xinh thì cứ để vậy, chỉ bỏ những mầm quá yếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *